tram-cam-sau-sinh-la-nhu-the-nao-cung-tim-hieu-ro-de-phong-tranh

Trầm cảm sau sinh là như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ để phòng tránh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 10 – 15% phụ nữ sau khi sinh, thậm chí sẽ cao hơn vì có nhiều trường hợp không báo cao hoặc không ghi nhận được. Vì vậy, nó được xem là một vấn đề rất phổ biến trong cộng động phụ nữ mới sinh. Đây là một trạng thái tinh thần phức tạp và không ổn định có thể gây ra nhiều khó khắn cho người mắc phải. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn rõ thông tin về trầm cảm sau sinh, những triệu chứng của nó và cách phòng ngừa điều trị hiệu quả.

1. Trầm cảm sau sinh là gì

Trầm cảm sau sinh là một trạng thái tinh thần tồn tại trong 2 tuần đến 1 năm sau khi phụ nữ sinh em bé hoặc có thể kéo dài hơn. Nó được định nghĩa là trạng thái trầm uất, tuyệt vọng và cảm giác như thất bại trong cuộc sống. Nghe có vẻ chỉ là cảm giác tạm thời của người mẹ, nhưng không phải mà là một bệnh tâm lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Vì nó ảnh hưởng đến khả năng chắm sóc con, gây ra sự khó chịu, mất ngủ và cảm giác mệt mỏi. Nếu không được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt và thậm chí tự tử.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Dưới đây là 10 dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở trầm cảm sau sinh:

  1. Luôn có cảm giác uất ức, đau khổ, buồn rầu và đau đớn, mặc dù không có lý do cụ thể.
  2. Tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, không có sự thay đổi về cảm giác sau khi ngủ.
  3. Mất sức, mệt mỏi và không có năng lượng.
  4. Mất cảm hứng với các hoạt động yêu thích trước đây.
  5. Cảm thấy lo lắng, bất an hoặc sợ hãi với bất cứ vấn đề nào.
  6. Khó tập trung và suy nghĩ, cảm thấy tê liệt về mất tinh thần.
  7. Cảm giác tuyệt vọng, thất bại và không có hy vọng trong tương lai.
  8. Suy giảm về cảm giác tự tin và tự trọng của bản thân.
  9. Cảm giác thất bại trong việc chăm sóc con.
  10. Cảm giác không gắn kết với con, hoặc không có tình cảm với con.

3. Phương pháp điều trị trầm cảm sau khi sinh

Tâm lý trị liệu

Điều trị trầm cảm sau sinh bằng tâm lý trị liệu được coi là phương pháp hiệu quả bao gồm tư vấn, trị liệu hành vi. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân hiểu và chấp nhận cảm xúc của mình, tạo niềm tin vào bản thân và tìm cách giải quyết vấn đề.

Thuốc hỗ trợ

Trong một số trường hợp cần phải có sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm như serotonin tăng hệ giúp (SSRIs) và thuốc kháng lo lắng để giúp giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.Tuy nhiên những loại thuốc trên điều phải được chỉ định và dưới sự theo dõi của bác sĩ và thường không được khuyên dùng trong giai đoạn đang cho con bú.

Thay đổi lối sống

Người bệnh cần thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn như tập luyện thể dục hoặc yoga giúp giảm stress. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe sau sinh và ngủ đủ giấc, tránh các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.

Hỗ trợ của gia đình và bạn bè

Trong điều trị trầm cảm sau sinh rất cần gia đinh và bạn bè hỗ trợ để đạt được hiệu quả tốt hơn. Người bệnh cảm nhận được không cô đơn vì có những người thân bên cạnh ủng hỗ tinh thành, giúp một phần việc nhà hoặc phụ chăm sóc con cái giúp họ giảm đi sự mệt mỏi căng thẳng trong các công việc hằng ngày trước đây.

4. Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Hỗ trợ tâm lý

Các phụ nữ nên tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, đặc biệt ở người chồng phải quan tâm chăm sóc cả trước và sau khi sinh để giảm thiểu rủi ro mắc phải trâm cảm sau sinh.

Lối sống lành mạnh

Trước khi quyết định nên tạo thói quen tập luyện thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng mạng xã hội vì chúng có thể chứa nhiều những thông tin tiêu cực gây ra stress căng thẳng. Và tiếp túc duy trì lối sống lành mạnh đó cả lúc sau sinh để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Chuẩn bị tinh thần

Phụ nữ nên chuẩn bị tinh thần trước khi sinh bằng cách tìm hiểu về những thay đổi có thể xảy ra trong cơ thể và tâm lý trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Điều này giúp giảm thiểu sốc tâm lí giúp phụ nữ dễ dàng thích nghi với những thay đổi mới.

Lên kế hoạch trước cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh

Lên kế hoạc trước cho việc chăm sóc trẻ sơn sinh cũng giúp giảm stress và lo lắng. Nên tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc chắm sóc trẻ sơ sinh, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết, để sau khi sinh không gặp khó khăn trong việc chăm sóc dẫn đến lo lắng căng thẳng.

Nhờ bác sĩ tư vấn

Nếu trước khi sinh có bạn có lịch sử bị bệnh trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác, hãy tìm các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa giúp tư vân để có kế chuẩn bị và quản lý được cảm tâm trạng khi sinh.

Kết luận:

Có thể thấy trầm cảm sau sinh là một vấn để tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và con. Vì vậy, cần hiểu rõ vấn đề để nhận diện sớm được dấu hiệu triệu chứng và có biện pháp điều trị kịp thời giảm bớt những tác động tiêu cực của bệnh.

Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề trầm cảm sau sinh, cần có sự hỗ trợ đầy đủ của gia đình, bạn bè và những chuyên gia y tế có kinh nghiệm để giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn đầy thử thách này và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.