dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ mẹ cần biết

Bệnh thủy đậu thường hay gọi là bệnh trái rạ, đây được xem là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh này rất hay gặp ở trẻ em do virut thuỷ đậu gây ra.

Tuy virus này lành tính, không gây hại trực tiếp đến cơ thể trẻ nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau này như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan,… Vậy bạn đã biết đến những dấu hiệu bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ để phát hiện bệnh sớm bệnh cũng như cách điều trị căn bệnh này:

Các dấu hiệu bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ:

Dấu hiệu 1: Trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn:

Thường có đến 90% trẻ nhỏ sẽ bị mắc bệnh thủy đậu nếu gia đình có người thân bị nhiễm bệnh. Bệnh này thường lây qua đường hô hấp, khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, trẻ sẽ bị nhiễm nếu hít phải virus khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Virus này có thể sống trong không khí vài giờ.

Dấu hiệu nhận thấy đầu tiên khi bị nhiễm bệnh bé thường là sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi. Trẻ bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện vài mụn trái rạ hoặc lên đến hơn 500 mụn trên thân thể.

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ thường sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với các nguồn bệnh, trẻ thường có biểu hiện như sốt từ 38-39 độ, uể oải, hay chán ăn, họng bị viêm đỏ và có thể xuất hiện hạch sau tai. Nếu bạn phát hiện sớm và được điều trị đúng cách cho trẻ, đồng thời tăng sức đề kháng thì trẻ chỉ nổi ít mụn và nhanh khỏi hơn.

Dấu hiệu 2: Trẻ xuất hiện các nốt phỏng nước lan dần khắp cơ thể:

Sau khi có dấu hiệu sốt, đau đầu.. tiếp đến sẽ nổi lên các vết phát ban đỏ, gây ngứa trên da ở trẻ. Xuất hiện nhiều nhất ở phần bụng, lưng và mặt, sau đó sẽ lan đến ra toàn thân gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục.

Mụn nước này có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính có chứa dịch trong. Nếu bé bị bệnh thủy đậu nặng thì mụn nước sẽ to hơn hay mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Dấu hiệu 3: Các bọng nước khô dần và bong vảy:

Bệnh này thường kéo dài từ 7-10 ngày nếu như không có các dấu hiệu biến chứng khác. Dần dần thì các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo cho trẻ. Nhưng nếu không may bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ mà các mẹ cần nắm được để sớm nhận biết khi phát bệnh và có các biện pháp xử lý nhanh hơn.

Khi nhận thấy hay nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu thì tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

 

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ:

  1. Nguyên Nhân

Thường thì trẻ nhỏ  ở độ tuổi dưới 12 tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh lây lan rộng rãi vào mùa đông xuân.

Loại Virus varicella-zoster (VZV) chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu, Loại virus này cũng có thể gây ra bệnh Zona thần kinh. Sau khi đã bị nhiễm bệnh thủy đậu thì virus này vẫn nằm ở trong cơ thể của trẻ. Dù bệnh thủy đậu biến mất nhưng virus VZV cũng có thể gây ra bệnh zona sau này.

  1. Cách điều trị:

Bệnh thủy đậu là do virus gây ra, nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh này. Tuy nhiên đôi khi thuốc kháng sinh cũng được sử dụng nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào các vết loét. Trẻ em thường hay gặp phải vì chúng hay gãi.

Khi trẻ bị thủy đậu, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và quyết định quá trình điều trị dựa vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của bé.

Khi trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, đây là việc bố mẹ cần làm:

– Cách ly ngay bé khỏi những người khác, những đứa trẻ khác trong nhà để phòng tránh lây bệnh. Các đồ dùng cá nhân của bé như bát đũa, bàn chải, khăn mặt… phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm bằng nước ấm và dùng khăn mềm để lau người nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau khi tắm xong dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho bé.

– Nên cắt sạch móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

– Cho bé uống nhiều nước, điều này giúp ngăn ngừa việc bé bị mất nước.

– Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Nên tránh cho bé ăn các loại đồ ăn có tính axit hoặc nhiều muối như nước cam, bánh quy. Thực đơn của bé phải đa dạng và giàu chất dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng.

– Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Cho bé mặc quần áo thoải mái không quá lạnh hoặc quá nóng. Quần áo nên được làm từ các loại vải mềm mát như vải bông.

– Trường hợp trẻ sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

Nếu bé có dấu hiệu: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng gì?

– Thuốc aspirin: Không nên cho trẻ sử dụng aspirin vì nó dễ gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí tử vong.

– Không nên gãi, làm vỡ nốt thủy đậu: Bố mẹ cần nhắc nhở bé không nên gãi để tránh làm vỡ và xước các nốt thủy đậu. Vì khi các nốt này bị vỡ sẽ để lại sẹo, dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh có thể lây lan sang các vùng da khác.

– Kiêng dùng chung đồ: Đồ dùng của bé phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.

– Kiêng gặp mọi người: Bệnh này dễ lây lan nên bố mẹ cần cách ly bé khỏi các thành viên trong nhà, cho bé nghỉ học khi bị bệnh.

Cách Phòng bệnh thủy đậu ở trẻ:

Mặc dù bệnh thủy đậu rất có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, hiện tại đã có cách chủ động để phòng ngừa bệnh này đó là tiêm chủng ngừa bằng vắc-xin.

+ Trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng.

+ Đối với trẻ trên 13 tuổi và người lớn nên tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị, phòng ngừa căn bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên tìm hiểu để có biện khịp thời khi bé bắt đầu mắc bệnh.

Trả lời